Phân biệt một số loài mối thường gặp

Phân biệt một số loài mối thường gặp

Mối là côn trùng xã hội: Trong đàn mối có nhiều đẳng cấp (nhóm) với chức năng khác nhau, quan hệ với nhau như một xã hội, đàn mối không tồn tại nếu thiếu một trong các nhóm này. Các đẳng cấp chuyên hóa theo các chức năng khác nhau và có hình dạng bên ngoài phù hợp với chức năng riêng. Ví dụ: mối thợ có hàm ngắn để gặm gỗ, mối lính có hàm dài để tấn công kẻ thù, mối cánh có cánh để bay giao hoan… Mối thợ là đẳng cấp chuyên khai thác thức ăn và cung cấp cho cả đàn. Mối vua chúa có nhiệm vụ sinh ra các cá thể khác trong đàn.

Nếu căn cứ vào thức ăn, phương thức lấy thức ăn, nơi ở của mối thì có thể chia mối phá hoại công trình xây dựng ra làm ba nhóm: mối gỗ khô, mối gỗ ẩm và mối đất để có biện pháp cho việc diệt và phòng mối. Ngoài ra, người ta còn gọi nhóm mối có vườn cấy nấm (các loài thuộc phân học Macrotermitinae) và nhóm mối ngầm (các loài có làm hang giao thông ngầm dưới mặt đất).

Trong công tác phòng chống mối, để đem lại hiệu quả cao cho các công trình xây dựng, nhà cửa, kho tàng, bến bãi thì việc làm đầu tiên và cũng rất quan trọng là khảo sát để phát hiện loại mối xông trong các công trình, để từ đó đưa ra phương pháp phòng chống mối một cách hiệu quả nhất.

a. Mối gỗ khô

Trong nhóm này điển hình là giống mối gỗ khô (Crytotermes) thuộc họ Kalotermitidae phá hủy đồ gỗ nghiêm trọng. Giống mối gỗ khô làm tổ trong gỗ đã khô và lấy thức ăn trong tổ mà nó sống. Thức ăn chủ yếu của loài này là gỗ khô và các chất xenlulo khô như giấy…, tổ mối không có đường mui, không liên hệ với nguồn nước và đất, loài này chỉ lấy nước từ quá trình phân hủy thức ăn, trong tổ mối không có vườn nấm và tiêu hóa gỗ trực tiếp nhờ vi sinh vật trong ruột mối. Mỗi tổ mối thường có một số lỗ ăn thông từ khe rỗng ra bên ngoài cấu kiện gỗ, lỗ có đường kính khoảng 1mm ở phía dưới khe rỗng, mối thường xuyên thải phân ra lỗ này. Phân của loài này dạng hạt cải, khô cứng, dài khoảng 1mm. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phát hiện sự có mặt của loài này có công trình.

Loài này không gây hại khốc liệt như những loài mối gỗ ẩm, nhưng với đặc điểm âm thầm luôn để lại một lớp gỗ mỏng để ngụy trang nên chúng ít được chú ý. Khi hết thức ăn chúng bỏ đi cũng là khi gỗ đã bị rỗng, nếu dùng tay có thể bóc lớp gỗ mỏng lộ lõi gỗ bên trong. Nhẹ thì chúng làm mất mỹ quan công trình, nặng thì chúng làm mất khả năng chịu lực của cấu kiện gỗ mềm.

b. Mối gỗ ẩm

Đại diện cho nhóm này là giống mối Coptotermes thuộc họ Rhinotermitidae. Tổ mối các loài này thường làm tổ ở những nơI kín đáo trong công trình kiến trúc: như nền nhà, panen, khe giữa hai tường, trong các cấu kiện gỗ, dưới gốc cây, trong khối tài liệu. Dù ở đâu, tổ của chúng cũng có đường liên hệ với nền đất để lấy nước nên chúng được gọi là mối gỗ ẩm. Số lượng cá thể trong một tổ thường từ 1 -3 triệu con, ở những tổ lớn có thể tới vài chục triệu. Thức ăn  mối tiêu hóa gỗ trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sinh vật trong ruột mối. Để phát hiện giống mối này, nhờ những đường mui của chúng đắp trên tường hoặc đất được đùn ra từ kẽ nứt, khuyết của gỗ, quan sát thấy đường mui màu thẫm, ẩm thường có mối bên trong đi lại, nếu đường mối khô, hoặc bong tróc ra thì ít khi phát hiện có mối bên trong. Cũng có thể dùng búa hoặc tuốc-nô-vít gõ vào gỗ phát ra âm thanh của hàm mối đập xuống giá thể sẽ dự đoán có mối bên trong hay không.

c. Mối đất

Đại diện của phân nhóm này là các giống Odontotermes, Macrotermes, Microtermes thuộc họ Termitidae. Các loài trong phân nhóm này thường phổ biến ở các đập hồ chứa nước và đê sông, thức ăn là các loại gỗ đã mục một phần và vườn nấm trong tổ mối bằng cách nuôi cấy nấm Termitomyces để phân hủy cellulose thành đường và các sản phẩm khác rồi mới ăn. Đường mui đắp thường to có khi liên kết với nhau thành mảng lớn, tổ mối có nắp phòng đợi bay, tổ mối của nhóm này có khi nằm chìm sâu trong đất nên rất khó phát hiện, nhưng cũng có khi nổi lên trên mặt đất hoặc có khi nửa nổi nửa chìm rất dễ phát hiện, vì thế khi khảo sát chúng ta cần chú ý như sau;

Nếu tổ mối có nắp phòng đợi bay thì tìm và đánh dấu nơi xuất hiện nắp phòng đợi bay, khi cần đào tổ mối này thì từ nắp phòng đợi bay mà đào để tìm đến tổ chính hoặc cũng có thể xử lý tổ mối đó bằng biện pháp khác. Chú ý là nắp phòng đợi bay thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 6, có khi sớm hơn, có khi muộn hơn tùy theo loài và khí hậu từng nơi, cần phải đánh dấu vì sau cơn mưa nắp phòng đợi bay có thể mất đi.

Khi đã phát hiện được tổ mối thì đào bắt thủ công hoặc khoan tạo lỗ, rồi bơm thuốc phòng chống mối hoặc xông hơi để diệt đàn mối.

 

Bình luận

  • avatar

    neefrarse
    .
    how to administer lasix iv push Stroke Care in OECD Countries A Comparison of Treatment, Costs, and Outcomes in 17 Countries
  • avatar

    prorceVar
    .
    https://bestadalafil.com/ - Cialis Tvlpso Ahksah cialis online without https://bestadalafil.com/ - Cialis Rznaed levitra prix italie

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!