Diệt mối nhà dân

1.1. Mục đích:

- Diệt các tổ mối hiện đang phá hoại tại công trình.

2.2. Biện pháp thi công:

- Đặt hộp nhử mối: Cạy nơi có mối lên, làm ẩm hộp mồi nhử mối bằng nước sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối, trường hợp đường đi của mối giữa đường thì phải làm giá treo để cố định hộp. Số lượng hộp nhử mối tùy thuộc vào số đường mối ăn và diện tích cần diệt mối.

- Xử lý lây nhiễm diệt mối bằng bả:

Sau khi đặt hộp nhử từ 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp có đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp. Dùng tô vít hoặc đầu dao nhọn chọc thủng hộp nhử sau đó dùng Panh đưa bả lây nhiễm vào hộp nhử qua các lỗ. Sau khi cài bả từ  7 đến 10 ngày, quan sát không thấy mối còn trong hộp nhử thì dọn bỏ hộp.

* Diệt và phòng mối công trình đang sử dụng

1.1. Mục đích:

- Diệt các tổ mối hiện đang phá hoại tại công trình.

- Phòng chống tổ mối khác xâm nhập từ bên ngoài vào công trình.   

1.2. Biện pháp thi công:

• Chế phẩm sinh học sử dụng:
+ Bả lây nhiễm; Metavina 90DP

• Hóa chất sử dụng:              
+ Hóa chất xử lý gỗ: Cislin 2.5EC, Agenda 25EC (Bayer - Thái Lan), Timberlife 16L (ICI - Vương quốc Anh), Dầu trừ mối (VIPESCO) hoặc các hóa chất tương đương.                    + Hóa chất xử lý nền móng: Map Sedan 48EC (Map Pacific - Singapore), Agenda 25EC (Bayer - Thái Lan), Lenfos 50EC (Hockley International - Anh quốc) hoặc các hóa chất tương đương.                      
• Dụng cụ sử dụng:
Hộp nhử mối cùng các dụng cụ treo hoặc đặt hộp.                                 

- Máy khoan gỗ.
- Máy khoan bê-tông.
- Các dụng cụ bóc tách gỗ.
- Các dụng cụ phun hoặc quét thuốc.
- Bình phun hoặc máy phun áp lực.
• Phương pháp:
+ Bước 1:  Xử lý lây nhiễm:
- Đặt hộp nhử mối: Cạy nơi có mối lên, làm ẩm hộp mồi nhử mối bằng nước sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối, trường hợp đường đi của mối giữa đường thì phải làm giá treo để cố định hộp. Số lượng hộp nhử mối tùy thuộc vào số đường mối ăn và diện tích cần diệt mối

- Xử lý lây nhiễm diệt mối bằng bả:

Sau khi đặt hộp nhử từ 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp có đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp. Dùng tô vít hoặc đầu dao nhọn chọc thủng hộp nhử sau đó dùng Panh đưa bả lây nhiễm vào hộp nhử qua các lỗ. Sau khi cài bả từ  7 đến 10 ngày, quan sát không thấy mối còn trong hộp nhử thì dọn bỏ hộp và thực hiện bước tiếp theo.

+ Bước 2: Xử lý kết cấu gỗ.
- Mục đích của việc xử lý kết cấu gỗ là nhằm diệt trừ mối, mọt, mối gỗ khô và ngăn chặn mối xâm nhập trở lại, phá hoại các kết cấu gỗ.
- Phun hoặc quét thuốc cho các kết cấu gỗ đã được bóc tách. ở dạng dầu, thuốc sẽ ngấm vào gỗ, diệt trừ mối, mọt và ngăn chặn mối xâm nhập trở lại.
- Khoan vào phần tiếp giáp giữa kết cấu gỗ và tường rồi phun thuốc theo các lỗ khoan. Thuốc sẽ diệt trừ và ngăn chặn mối xâm nhập giữa các kết cấu gỗ và tường.
- Đóng lại các kết cấu gỗ theo nguyên trạng ban đầu và tiến hành xử lý nền móng.
+ Bước 3: Xử lý nền móng.
- Mục đích của việc xử lý nền móng là nhằm ngăn ngừa việc hình thành các tổ mối mới và ngăn chặn mối tấn công trở lại công trình. Thực chất của công đoạn này là khắc phục lỗi của công trình khi xây dựng ban đầu không được xử lý phòng chống mối hoặc có xử lý nhưng không triệt để.
- Sử dụng bơm áp lực và các dụng cụ chuyên dùng khác đẩy thuốc xử lý nền móng xuống theo các lỗ khoan. Thuốc có tác dụng thẩm thấu và tồn lưu dưới nền móng, diệt trừ và ngăn chặn mối xâm nhập trở lại.
- Bịt kín các lỗ khoan bằng xi-măng, tạo màu nền và dọn vệ sinh hoàn trả mặt bằng.